Thực đơn cho bà bầu giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện
  • Thực đơn cho bà bầu giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện

  • Bạn cần áp dụng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối một cách hợp lý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tìm hiểu ngay thực đơn cho bà bầu giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện nhé.
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai rất quan trọng nên các mẹ bầu cần chú ý. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời kì này không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mà còn giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. Mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi cần những loại dưỡng chất khác nhau vì thế cần có thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn. Vậy thực đơn cho bà bầu như thế nào là hợp lý?

Cùng tìm hiểu ngay các thực đơn cho bà bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên áp dụng ở bài viết sau nhé.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu đang trải qua những thay đổi nhất định để dần phù hợp với thai kỳ, cũng như đồng bộ hòa với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Trong giai đoạn này, bên cạnh sự chú trọng đến việc sinh hoạt, luyện tập, chế độ ăn uống cần được lưu tâm hàng đầu.

Dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai chính là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của thai nhi ở những tháng về sau, hơn nữa, còn là nền tảng để cơ thể mẹ sẵn sàng cho việc sinh đẻ. Do đó, việc lên thực đơn cho bà bầu không tăng cân 3 tháng đầu rất cần thiết, nhất là với những ai làm mẹ lần đầu.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu 

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu 1

Bữa sáng (7h):

Bánh giầy nhân đậu to + Sapoche (Hồng xiêm) + viên thuốc vitamin tổng hợp

Thành phần: Bánh giầy nhân đậu to: 1 cái 153g + Sapoche: 1 trái + 1 viên thuốc elevit cho bà bầu.

Bữa phụ sáng (9h30):

Chuối + sữa

Thành phần: Chuối tiêu: 1 trái 130g + 1 ly sữa cho bà bầu.

Bữa trưa (12h):

Cơm + chả mực + lòng gà xào mướp + canh rau cải nấy cá rô đồng + Chôm chôm.

Thành phần: Cơm gạo tẻ: 2 chém kom vừa + mực: 170g + Lòng gà: cả bộ: 72g + Cá rô đồng: 40g + Mướp: 80g + chôm chôm: 4 trái.

Bữa phụ chiều (15h):

Khoai lang+ sinh tố cà rốt.

Thành phần: khoai lang: 1 củ + cà rốt: 200g

Bữa tối (18h):

Cơm + thịt bò xào cần tỏi + Trứng gà luộc + thịt lợn chiên xù + rau muốn xào tỏi + Nước canh.

Thành phần: Trứng gà ta: 95g + Thịt lợn: 37g + Rau muống: 110g + Bánh mỳ: 110g

Bữa phụ tối (20h):

Bánh mỳ pate + chả + Sữa.

Thành phần: pate: 18g + chả lợn:12g + 1 ly sữa.

Mẫu thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu 2

Bữa sáng:

Xôi chả dưa chuột chua ngọt + sữa

Thành phần: xôi gạo nếp: 80g + Chả quế: 30g + Dưa chuột: 1/2 trái (90g).

Bữa phụ sáng:

Cháo + nho ngọt

Thành phần: Cháo: 1 bát to + tim lợn: 40g + Cật lơn: 40g + nho ngọt: 7 quả.

Bữa trưa:

Cơm + cá diêu hồng chiên xốt cà + Nấm hương tươi xào ngồng cải + Canh sườn nâu.

Thành phần: Cơm: 2 chén cơm + Nấm hương tươi: 32g + Ngồng cải: 80g + cà chua: 1 trái

Bữa phụ chiều:

5 trái vải.

Bữa tối:

Cơm + tôm chiên giòn + Nhộng rang lá chanh + Canh ngao nấu dọc mùng. Chuối.

Thành phần: Cơm: 2 chém + tôm biển: 3 con to + Nhộng: 50g. Ngao 50g thịt ngao. Dọc mùng: 500g + Cà chua: 1 trái+ chuối tiêu: 1 quả: 60g

Bữa phụ tối:

Nộm thịt bò khô su hào cà rốt sữa.

Thành phần: Thịt bò khô: 7g + Su hào + cà rốt bào sợi: 60g + 1 ly sữa: 230g.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

3 tháng giữa, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển những bộ phận quan trọng trên cơ thể. Để có thể tạo điều kiện cho thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và vững chắc thì dinh dưỡng từ mẹ nạp vào vô cùng quan trọng. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa như thế nào là hợp lý? Các mẹ cùng tham khảo những hướng dẫn dưới đây nhé.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa cũng vẫn cần những dưỡng chất như trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu nhưng cần tăng nhiều về lượng hơn. Chị em cần tăng cường tinh bột, bữa ăn hơn để cung cấp cho thai nhi vì lúc này bé cần rất nhiều dinh dưỡng hơn nữa. Tìm hiểu ngay thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ cho chị em để xóa tan ngay nỗi lo mẹ tăng cân mà con không tăng.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa 1

Bữa sáng (7h):

Trứng cuộn hấp nấm + Bánh mì bơ + Ly sữa + Vitamin

Bữa phụ sáng (9h30):

Sữa chua + Chuối

Bữa trưa (12h):

Cơm + Súp lơ xanh xào tôm + Cua biển luộc + Nho

Bữa phụ chiều (15h):

Trái cây dầm + Hạt hạnh nhân

Bữa tối (18h):

Cơm + Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh + Canh mồng tơi nấu ngao

Bữa phụ tối (20h):

Quả lê + Xúc xích

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa 2

Bữa sáng:

Phở gà + Sữa chua + Dưa hấu + Vitamin

Bữa phụ sáng:

Khoai lang

Bữa trưa:

Bò lúc lắc khoai tây + Rau bina xào đậu phụ + Quả cam

Bữa phụ trưa:

Xà lách trộn bơ trứng

Bữa tối:

Cơm + Cá sốt cà chua + Canh rau ngót

Bữa phụ tối:

Táo tây + Hạnh nhân

Lưu ý:

Với thiết kế thực đơn như trên, ngoài những bữa đã liệt kê, bạn có thể ăn thêm tùy thích một số món ăn “tủ” của mình với giới hạn không quá 250 calo/ngày.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Đa số các mẹ bầu trong giai đoạn này đều mang tâm lý ăn càng nhiều càng tốt, nhồi nhét để giúp thai nhi tăng cân nhưng cũng sợ mẹ tăng cân quá nhiều. Giai đoạn này mẹ chỉ cần ăn đầy đủ dưỡng chất, trung bình mỗi ngày nạp khoảng 1950 calorie. Làm sao để đến tháng thứ 9, bạn đã tăng thêm được khoảng 6-7 kg cuối cho tam cá nguyệt sau cùng này.

Theo đó, trong thực đơn cho bà bầu không tăng cân 3 tháng cuối, vẫn nên tập trung vào nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, nhóm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Dưỡng chất cần tập trung tăng cường là a-xít béo omega-3 và choline, bởi não và hệ thần kinh của thai nhi đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ và hoàn thiện.

Hệ xương của bé con cũng đang hoàn chỉnh và đòi hỏi nhu cầu canxi cao hơn. Vì vậy, mẹ nên nạp thêm thực phẩm giàu canxi, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối 1

Bữa sáng:

Ngũ cốc + Ly sữa + Vitamin

Bữa phụ sáng:

Sữa chua + Nho khô

Bữa trưa:

Cơm + Ớt chuông xào thịt bò + Đậu nành Nhật + Canh rau dền

Bữa phụ trưa:

Chè khoai lang + Quả óc chó

Bữa tối:

Cháo gà + Quả xoài

Bữa phụ tối:

Súp cua + Thanh long

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối 2

Bữa sáng:

Cháo cá + Nước cam + Vitamin

Bữa phụ sáng:

Khoai lang sấy + Sữa chua

Bữa trưa:

Cơm + Bò kho + Canh rau lang + Quýt

Bữa phụ trưa:

Chè mè đen + Trái dừa tươi

Bữa tối:

Cơm + Cua rang me + Canh rong biển

Bữa phụ tối:

Bánh mì phô mai

Nguyên tắc ăn uống để con khỏe, mẹ không tăng cân nhiều

Chia nhỏ các bữa ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm. Việc này không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ nạp đủ calo, chất dinh dưỡng cần thiết và làm giảm lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. Hơn nữa, cách này cách này còn giúp khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh và hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ và các duỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh khi mang thai còn giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Do đó, trong mỗi khẩu phần ăn, bà bầu nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ: 25% protein + 25% tinh bột + 50% rau củ.

Hơn nữa, để có một thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ thì mẹ bầu nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh. Bởi những loại đồ ăn này sẽ chỉ khiến mẹ tăng cân chóng mặt mà không hề bổ sung dinh dưỡng cho con phát triển.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm

Ăn uống để vào con mà không vào mẹ không có nghĩa là ăn như khi mẹ ăn kiêng. Khi mang thai, mẹ bầu không nên hạn chế tinh bột hay chỉ ăn rau mà phải ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, dù bị ốm nghén, thèm ăn một món nhất định thì mẹ cũng không nên ăn trường kỳ vì điều đó sẽ khiến con bị thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia.

Ăn chậm, nhai kỹ

Do những thay đổi hoocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV hay điện thoại mà thay vào đó là ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Hơn nữa, thói quen này còn kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

Uống đủ nước, tránh nước ngọt, bia rượu

Uống đủ nước sẽ là biện pháp cứu cánh cho cơn đói đang làm phiền mẹ bầu, giúp ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Tuy cần uống nhiều nước nhưng mẹ bầu không nên uống nước ngọt, nước có ga hay bia rượu, cà phê. Thay vào đó, mẹ nên uống nước lọc, nước canh, nước hoa quả để tốt cho con mà không làm mẹ tăng cân.

Trên đây là thực đơn cho bà bầu giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện. Các mẫu thực đơn này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nên các mẹ bầu có thể yên tâm áp dụng để có một sức khỏe tốt và môi trường tốt nhất để thai nhi phát triển nhé.

Xem thêm: 

 



Chúc bạn thành công!

 

 

 Website chính thức của hệ thống Nhà Thuốc Việt. Hotline: 0977 037 676, Email: lienhe@thuocbothan.vn  

Nhà thuốc Việt Số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM ĐT: 028. 39561247 - 0337048857 (Ms. Vân)

 Nhà thuốc Việt Số 2: 137 Nguyễn Thái Sơn, phường 4, quận Gò Vấp, TP. HCM

Nhà thuốc Việt Số 3: 60 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Nhà thuốc Hồng Nhung: 145 Tôn Đản, phường 14, quận 4, TP. HCM

 Thông tin trên website chỉ có tính tham khảo, việc sử dụng thuốc phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Không tự áp dụng các thông tin trên website này để tự chữa bệnh.

Thuốc bổ cho bé | Thuốc bổ thần kinh | Siêu thị mỹ phẩm

Thực phẩm lợi sữa | Thực đơn cho bà bầu | Thực đơn ăn dặm cho bé  | siêu thị y tế