Chuyên gia tư vấn gì về chế độ ăn uống cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường?
Bạn bị tiểu đường thai kỳ thì việc lựa chọn các loại thực phẩm cần đặc biết chú trọng. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục khoa học.
Nếu bạn bị thừa cân trước khi có thai, bạn sẽ được khuyến cáo hạn chế lượng calo khi có thai. Và có ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Bạn cũng nên cẩn thận để tránh tăng hoặc giảm đột ngột lượng đường trong máu.
Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và chuyên gia dinh dưỡng có thể tạo ra một chế độ ăn uống đặc biệt, hướng dẫn cho bạn về:
Các loại thực phẩm bạn nên và không nên ăn.
Số lượng thực phẩm mỗi bữa.
Số bữa ăn mỗi ngày.
Người bị tiểu đường thai kỳ nên chú ý về carbohydrate trong khẩu phần ăn
Một trong những nguồn năng lượng chính cho cơ thể là đường (glucose). Cơ thể của bạn sử dụng một hormone gọi là insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và biến nó thành “nhiên liệu” cho cơ thể. Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin. Kết quả là, lượng đường trong máu có thể rất cao và dẫn đến các vấn đề cho em bé của bạn.
Bạn có thể giữ lượng đường trong máu của mình dưới sự kiểm soát qua việc thay đổi những gì ăn và chăm tập thể dục. Thực tế cho thấy, có đến 80-90% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tình trạng của họ theo cách này.
Có hai loại carbohydrate cung cấp năng lượng cho bạn. Đó là:
– Carbohydrate phức tạp (còn gọi là tinh bột).
– Carbohydrate đơn giản (còn gọi là đường).
Đôi khi, các carbohydrate phức tạp được mô tả như carbohydrate tốt và carbohydrate đơn giản là xấu nhưng điều này không hoàn toàn chính xác.
Carbohydrate đơn giản bao gồm thêm mật ong, cũng như đường tự nhiên được tìm thấy trong quả và sữa. Ăn nhiều quả tươi và một số sản phẩm từ sữa rất lành mạnh cho thai phụ.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ mà ăn quá nhiều các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường, sẽ rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia khuyên, ít nhất một nửa năng lượng trong khẩu phần ăn nên đến từ carbohydrate, chủ yếu là các carbohydrate tinh bột gồm: gạo, bánh mì, mì ống, các loại ngũ cốc, khoai tây.
Tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn đồ ngọt nhưng ăn nhiều hoa quả tươi
Người mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn thêm đường (bánh kẹo, đường glucose,…). Tốt nhất bạn nên ăn hoa quả, đặc biệt là nước ép hoa quả, sữa và sữa chua như một phần của dinh dưỡng hàng ngày. Cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường đơn giản trong nước quả hoặc sữa chậm hơn.
Cải thiện chế độ ăn uống cho người mắc tiểu đường thai kỳ
Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.
Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.
Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày: Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày: thêm quả vào bữa sáng của bạn; chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.
Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.
Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Bạn có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc. Chỉ nên uống nước quả pha loãng một lần/ngày. Phần còn lại nên sử dụng nước lọc.
Ổn định đường huyết bằng vận động
Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi tham gia các hoạt động này:
1. Đi bộ:
Đi bộ là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn.
Hỗ trợ tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
Giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón.
Giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.
2. Chạy bộ nhẹ nhàng
Tuân thủ nguyên tắc: tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập chạy của mình.
Giảm thiểu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, áp huyết cao và bệnh trĩ.
Củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.
Chế độ luyện tập phù hợp giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh lý ĐTĐTK
3. Bơi lội
Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.
Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng.
Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và cholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho tốt cho xương của thai nhi).
Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.
4. Yoga
Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí cacbonic.
Giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.
Giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
5. Khiêu vũ
Giúp tránh stress, tinh thần vui vẻ và thoải mái.
Giúp cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ.
Chúc bạn thành công!