Các thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong quá trình mang thai
  • Các thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong quá trình mang thai

  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được cung cấp thật nhiều loại thực phẩm để đủ chất dinh dưỡng nhưng bên cạnh đó cũng cần kiêng những thực phẩm không tốt cho sự phát triển thai nhi. Sau đây là các thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong quá trình mang thai.
Khi có thai, các bà mẹ sẽ có rất là nhiều thứ phải suy nghĩ, đặc biệt là với vấn đề làm sao để ăn uống một cách khoa học, hợp lý. Bạn có thể phải tuân theo một danh sách dài các thói quen ăn uống và học cách làm sao để đạt sự cân bằng trong mỗi bữa ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời cần phải tránh xa các loại thức ăn có thể gây hại đến sức khỏe hai mẹ con. 
 

Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh


1. Các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Phụ nữ có thai nên ăn mỗi ngày 3 - 4 cữ sữa để bổ sung thêm canxi, protein, và vitamin D giúp thai nhi phát triển xương, răng, tim, và hệ thần kinh. Nhưng có một điều cần phải lưu ý: không phải loại thực phẩm từ sữa nào cũng an toàn cho các bà mẹ đang mang thai.

Theo bà Sarah Krieger, một chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu, cho biết "hãy tránh xa các loại sữa thô, cũng như là các loại thực phẩm từ sữa thô khác". "Quá trình tiệt trùng giúp tiêu diệt các loài vi khuẩn vốn rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé nếu xâm nhập vào cơ thể của mẹ", bà chia sẻ.

Các loại phô mai tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ nguy hiểm, bởi chúng thường không được tiệt trùng, mang chủng Listeria, một loài vi khuẩn gây sẩy thai.

2. Thịt chế biến sẵn
 

Trong các loại thịt chế biến sẵn ẩn chứa nhiều nguy cơ có Listeria, như thịt giăm bông, gà tây, thịt xông khói, xúc xích… "Đây là loài vi khuẩn có thể tiếp tục sinh sống ở nhiệt độ nguội", theo bà Krieger.

"Hầu hết những người lớn khỏe mạnh đều không gặp phải vấn đề gì nếu ăn những thứ thức ăn này, nhưng nó đặc biệt nguy hiểm với những bà mẹ đang mang thai". 

3. Salad trong nhà hàng và salad được chế biến sẵn

Salad thường được chế biến với trái cây tươi và rau củ, đó là một trong những món ăn tốt cho sức khỏe nhất mà bạn nên ăn. Mặc dù vậy, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bạn cần phải tránh xa quầy salad trong tiệc buffet và các loại salad được chế biến sẵn tại cửa hàng cũng như các quán ăn tự phục vụ. Trong thức ăn có thể đã bị nhiễm phải Salmonella, Listeria, hoặc E. Coli.

An toàn hơn rất nhiều nếu như bạn tự chuẩn bị salad tại nhà, sau khi đã rửa thật sạch rau củ dưới vòi nước.

4. Nước hoa quả chưa được tiệt trùng

Uống nước hoa quả là một cách rất tiện lợi để bổ sung thêm trái cây và rau củ trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, không phải loại nước hoa quả nào cũng an toàn, bởi chúng tiềm tàng ẩn chứa loài vi khuẩn E. Coli hoặc Listeria.

Những loài vi khuẩn gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. "Tránh uống các loại nước ép trái cây tại hội chợ hoặc chợ nông dân bởi không biết chúng đã được ép ra bao lâu từ trái cây", theo bà Krieger.

"Nhưng sẽ không có vấn đề gì nếu dùng nước ép trái cây tại nhà và sử dụng lập tức ngay sau khi ép". Các loại nước ép được đóng gói cũng an toàn, miễn là chúng đã được khử trùng.

5. Thịt tái và cá sống

Tránh xa tuyệt đối các loại thịt bò tái và sushi khi bạn đang mang thai. "Vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác sống trong thịt tái và cá biển", theo Krieger, vì vậy phụ nữ có thai cần dành thời gian để quan tâm đặc biệt đến thịt liệu rằng đã được nấu chín ở nhiệt độ cao hay chưa. "Bạn cần phải nấu chín thịt ở nhiệt độ ít nhất là 145 độ và hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ".

6. Trứng sống

Trứng là một món ăn rất giàu protein, vitamins, và chất khoáng. Thế nhưng một khi đang mang thai, bạn cần phải đảm bảo rằng trứng luôn cần phải được nấu chín. "Các loại thức ăn có chứa trứng sống tiềm ẩn nguy cơ có Salmonella rất cao", theo Krieger. Bạn cũng cần phải kiểm tra xem thời gian sử dụng của trứng, và bảo quản chúng trong tủ lạnh.

7. Cà phê

"Hấp thụ caffeine quá nhiều không tốt đối với phụ nữ có thai", theo bà Krieger. Hấp thụ một lượng lớn caffeine dẫn tới hiện tượng sẩy thai, chính vì vậy bạn cần phải từ bỏ cà phê trong quá trình mang thai của mình. Nhưng có tin tốt là bạn không cần phải kiêng cữ cà phê hoàn toàn.

Hấp thụ khoảng 200 mg caffeine mỗi ngày sẽ không gây hại gì tới sức khỏe mẹ và bé, tương đương với khoảng 1 - 2 cốc cà phê.

8. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Phụ nữ có thai cần tránh xa các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, do loại hóa chất này có xu hướng tích tụ trong cơ thể. "Nó có thể để lại tổn thương nghiêm trọng đối với hệ thần kinh", theo bà Krieger.

Tránh xa các món ăn được chế biến từ cá mập, cá kiếm, cá thu lớn, và cá ngừ đại dương đóng hộp. Cá nào càng lớn thì càng có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân. Bạn có thể hấp thụ protein chất lượng cao và chất béo omega-3 bằng cách giới hạn bản thân bằng cá có hàm lượng thủy ngân thấp.

9. Gan

Vitamin A là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, nó cũng giúp cho việc phục hồi các tổn thương của mẹ sau khi mang thai và sinh con. Hầu hết các bà mẹ đều được cung cấp dư thừa vitamin A trước khi sinh con, như là từ các nguồn trái cây và rau củ, thịt, thực phẩm từ sữa và trứng.

Vitamin A là tốt, nhưng sẽ không tốt cho thai nhi nếu cung cấp một lượng quá nhiều vitamin A: "Điều đó đôi khi sẽ gây ra các dị tật thai nhi", Bà Krieger nói. Một bữa gan bò chứa tới 431% vitamin A so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể, vì vậy tốt nhất là tránh xa món đó cho đến khi sinh con.

10. Rượu và thức uống có cồn

Các chuyên gia đều đồng ý rằng thai phụ cần tránh xa rượu và các thức uống có cồn để ngăn ngừa hội chứng ngộ độc rượu thai nhi (fetal alcohol syndrome – FAS).

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy uống một lượng rượu nhỏ có thể ảnh hưởng đến thai nhi sau này (nguy hiểm nhất là khi bạn uống rượu trong 3 tháng đầu tiên), nhưng không có bằng chứng không có nghĩa là nó sẽ không gây tổn thương đến cho thai nhi.
 

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn


Cá hồi 

Cá hồi chứa hàm lượng khá cao axit béo omega - 3 (hay còn gọi là DHA và EPA) có tác dụng hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng bổ sung đầy đủ chất dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và rất tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, omega - 3 còn rất tốt cho sự phát triển mắt của thai nhi. 

Thịt nạc
 

Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là những nguồn tuyệt vời cung cấp protein chất lượng cao. Thực phẩm giàu protein cũng sẽ giúp mẹ giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng trong thời gian đáng kể sau ăn do khả năng ổn định lượng đường trong máu. Đây chính là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung 3 suất ăn có chứa khoảng 75 gam protein mỗi ngày. Bổ sung thịt nạc chính là cách tốt nhất để đáp ứng lượng protein này. Hơn nữa, thịt bò và thịt lợn cũng rất dồi dào sắt, choline và các vitamin B. 

Trứng

Một quả trứng trung bình cung cấp 77 calo, cộng thêm hàm lượng cao protein, chất béo cũng như vitamin và khoáng chất khác. Trứng cũng là nguồn tuyệt vời của choline – chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Thiếu choline khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và thậm chí có thể dẫn đến suy giảm chức năng não. Một quả trứng có chứa khoảng 113 mg choline, tức khoảng 25% lượng được khuyến cáo hàng ngày cho phụ nữ mang thai (450 mg).

Các loại đậu

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao cho mẹ bầu bao gồm: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành và đậu phộng. Các cây họ đậu đều là nguồn dồi dào của chất xơ, protein, sắt, folate và canxi. Folate là một trong những vitamin B có vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này cũng được chứng minh là có thể giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và sinh con thiếu cân.

Khoai lang

Khoai lang rất giàu beta carotene, tiền tố chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A có vai trò quan trọng cho sự phát triển của hầu hết các tế bào và mô trong cơ thể. Ngoài ra, khoai lang cũng là nguồn cung cấp tinh bột, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể, vitamin C, B1, và nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi. Do đó, ăn khoai lang mỗi ngày cũng là biện pháp rất hay giúp mẹ bầu cung cấp cho cơ thể mình những dưỡng chất quan trọng và cần thiết.

Quả óc chó 

Quả óc chó là loại hạt duy nhất cung cấp một lượng axit alphalinolenic đáng kể, một trong 3 loại axit béo omega-3. Bởi vì cơ thể không thể tự sản xuất loại axit alphalinolenic, nên việc bổ sung axit này qua việc ăn quả óc chó sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt để giảm lượng cholesterol “xấu” trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một trong những căn bệnh nguy hiểm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Sữa chua 

Sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào canxi, nhiều hơn sữa bình thường và thêm một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm.

Canxi rất cần thiết để giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Nếu thiếu canxi trong thời gian mang thai, em bé sau này sẽ rất dễ bị loãng xương.

Rau màu xanh thẫm 

Các loại rau màu xanh thẫm như cải xoăn, cải mèo, súp lơ rất giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Một bát soup rau này có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày).  Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa rau xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để các loại rau này giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho rau vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được.
 
Trên đây là những thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong quá trình mang thai. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn.

 
Chúc bạn thành công!

 

 Website chính thức của hệ thống Nhà Thuốc Việt. Hotline: 0977 037 676, Email: lienhe@thuocbothan.vn  

Nhà thuốc Việt Số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM ĐT: 028. 39561247 - 0337048857 (Ms. Vân)

 Nhà thuốc Việt Số 2: 137 Nguyễn Thái Sơn, phường 4, quận Gò Vấp, TP. HCM

Nhà thuốc Việt Số 3: 60 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Nhà thuốc Hồng Nhung: 145 Tôn Đản, phường 14, quận 4, TP. HCM

 Thông tin trên website chỉ có tính tham khảo, việc sử dụng thuốc phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Không tự áp dụng các thông tin trên website này để tự chữa bệnh.

Thuốc bổ cho bé | Thuốc bổ thần kinh | Siêu thị mỹ phẩm

Thực phẩm lợi sữa | Thực đơn cho bà bầu | Thực đơn ăn dặm cho bé  | siêu thị y tế